image banner
01/01/2019
Chức năng, nhiệm vụ của Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn và Hội Nông dân các huyện, thành phố

I. Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn

1. Tổ chức bộ máy cơ quan Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn

1.1. Thường trực (gồm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch);

1.2. Văn phòng;

1.3. Ban Kinh tế;

1.4. Ban Tuyên huấn;

1.5. Trung tâm Hỗ trợ nông dân và giáo dục nghề nghiệp.

2. Chức năng của Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn

Cơ quan Hội Nông dân tỉnh là cơ quan chuyên trách của Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh có chức năng tham mưu giúp việc cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh trong lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng tổ chức các hoạt động của Hội theo quy định trong Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam; tham mưu cho Tỉnh ủy về lãnh đạo, tổ chức hoạt động Hội và phong trào nông dân.

3. Nhiệm vụ của Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn

Giúp Ban Thường vụ và Thường trực Hội Nông dân tỉnh, điều hành, bảo đảm điều kiện hoạt động của cơ quan, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức và người lao động có phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực, kỹ năng công tác; xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh.

2.1. Nghiên cứu, đề xuất

+ Chủ trương, nghị quyết, chương trình phối hợp, kế hoạch công tác của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh và phong trào nông dân theo yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương và chỉ đạo của hội cấp trên. Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Tham gia giám sát và phản biện xã hội theo quy định.

+ Các chế độ, chính sách liên quan đến quyền, lợi ích, nhiệm vụ của hội và cán bộ, công chức, người lao động trong cơ quan chuyên trách Hội Nông dân.

+ Sơ kết, tổng kết công tác hội và phong trào nông dân theo phân công, phân cấp.

2.2. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát

+ Các chủ trương, nghị quyết, chương trình phối hợp, kế hoạch công tác của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh; nghiệp vụ công tác Hội.

+ Tuyên truyền, phổ biến, vận động hội viên thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Hội.

+ Điều lệ Hội Nông dân, quy định của Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên.

II. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực và các đơn vị thuộc Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn

1. Thường trực Hội Nông dân tỉnh (gồm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch)

1.1. Chủ tịch: Quản lý chung và điều hành mọi hoạt động của Hội Nông dân tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; Chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh, Tỉnh ủy Bắc Kạn và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về toàn bộ hoạt động của Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn; Làm chủ tài khoản của cơ quan Hội Nông dân tỉnh; Làm Chủ tịch các Hội đồng: Thi đua khen thưởng, xét nâng lương, nâng lương trước thời hạn, hội đồng khoa học sáng kiến…; Là người phát ngôn của cơ quan Hội Nông dân tỉnh; Trực tiếp phụ trách, chỉ đạo hoạt động công tác của Văn phòng. Sinh hoạt chuyên môn cùng Văn phòng.

1.2. Các Phó Chủ tịch

- Phó Chủ tịch: Giúp Chủ tịch quản lý và điều hành các hoạt động của cơ quan; Kiêm Giám đốc Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân; Kiêm Trưởng Ban Điều hành Quỹ hỗ trợ nông dân; Trực tiếp phụ trách, chỉ đạo hoạt động công tác của Ban Kinh tế; Sinh hoạt chuyên môn cùng Ban Kinh tế.

- Phó Chủ tịch: Giúp Chủ tịch quản lý và điều hành các hoạt động của cơ quan  và thực hiện một số nhiệm vụ khi cần. Sinh hoạt chuyên môn cùng Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân; Trực tiếp phụ trách, chỉ đạo hoạt động công tác của Ban Tuyên huấn; Sinh hoạt chuyên môn cùng Ban Tuyên huấn.

2. Văn phòng

2.1. Chức năng

- Tham mưu giúp Ban Thường vụ, Thủ trưởng cơ quan Hội Nông dân tỉnh tổ chức điều hành công việc lãnh đạo, chỉ đạo. Thông tin, tổng hợp phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ, Thường trực và Thủ trưởng cơ quan Hội Nông dân tỉnh.

- Phục vụ các hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực và Thủ trưởng cơ quan Hội Nông dân tỉnh.

- Tham mưu, giúp việc Đảng đoàn, Ban Thường vụ, Thủ trưởng cơ quan Hội Nông dân tỉnh về công tác cán bộ, tổ chức bộ máy cơ quan Hội Nông dân cấp tỉnh; xây dựng, củng cố hệ thống tổ chức Hội các cấp; Công tác bảo vệ chính trị nội bộ.

- Quản lý tài sản, tài chính, đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động của lãnh đạo cơ quan và các Ban, đơn vị trực thuộc.

- Tham mưu thực hiện công tác kiểm tra và hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật trong hệ thống Hội.

- Tham mưu, giúp việc Ban Thường vụ về công tác trợ giúp pháp lý, kiểm tra, giám sát và phản biện xã hội; tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của hội viên, nông dân.

2.2. Nhiệm vụ

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác và các công việc cụ thể theo sự chỉ đạo, điều hành của Thường trực Hội Nông dân tỉnh.

- Tham mưu, giúp việc Đảng đoàn, Ban Thường vụ, Thủ trưởng cơ quan Hội Nông dân cấp tỉnh về công tác cán bộ, tuyển chọn, bố trí, xắp xếp, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, đánh giá, đề bạt, quản lý cán bộ, xây dựng tổ chức bộ máy cơ quan Hội Nông dân cấp tỉnh; Hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ và thực hiện quản lý hồ sơ cán bộ; Thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, người lao động cơ quan; Thực hiện công tác văn phòng của Đảng đoàn Hội Nông dân tỉnh.

- Thực hiện công tác thông tin, tổng hợp phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo; soạn thảo, thẩm định nội dung, thể thức các loại văn bản của Hội Nông dân tỉnh trước khi trình ký và phát hành; tổ chức in, sao và phát hành văn bản.

- Thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ; công tác quân sự cơ quan; Chương trình kết nghĩa với Đồn Biên phòng Sóc Giang, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

- Hướng dẫn và tham mưu công tác Thi đua - Khen thưởng và kỷ luật trong hệ thống Hội Nông dân từ tỉnh đến cơ sở.

- Kiểm tra việc thi hành Điều lệ Hội, các Chỉ thị, Nghị quyết, chương trình, kế hoạch công tác của Hội; Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nông dân và chức năng, nhiệm vụ của Hội; tham gia ý kiến phản biện các văn bản dự thảo khi các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu.

- Tham mưu cho Ban Thường vụ, Ban Chấp hành tổ chức thực hiện công tác văn thư - lưu trữ.

- Bảo đảm kinh phí và các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Ban Thường vụ, Thường trực, Thủ trưởng cơ quan và hoạt động thường xuyên của các ban, đơn vị thuộc Hội Nông dân tỉnh theo quy định.

- Quản lý toàn bộ cơ sở vật chất của cơ quan Hội Nông dân tỉnh; Hướng dẫn và theo dõi việc thực hiện quy chế làm việc của cơ quan.

- Tham mưu giúp BTV, BCH tổ chức các hoạt động trong chương trình công tác của Hội, các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế.

- Tham mưu xây dựng, củng cố hệ thống tổ chức Hội các cấp; tham mưu hiệp y với cấp uỷ về công tác cán bộ Hội chủ chốt của Hội Nông dân cấp huyện.

- Phối hợp với các ban, đơn vị kiểm tra việc triển khai các chương trình, dự án của Hội theo quy định.

- Tham mưu giải quyết đơn thư, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, trợ giúp pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của cán bộ, hội viên, nông dân.

- Tham mưu, hướng dẫn và phối hợp thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội các cấp. Định hướng nội dung tập huấn, bồi dưỡng cán bộ Hội.

- Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Ban Thường vụ và Thường trực Hội Nông dân tỉnh.

3. Ban Kinh tế

3.1. Chức năng

- Tham mưu Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh phát động và chỉ đạo thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế gắn với công tác xây dựng tổ chức Hội.

- Đề xuất, kiến nghị xây dựng cơ chế, chính sách về các lĩnh vực kinh tế, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

- Tham mưu ký kết và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch phối hợp với các sở, ban, ngành thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Tham mưu tổ chức hoạt động, xây dựng, quản lý, phát triển Quỹ hỗ trợ nông dân; phối hợp với các ngân hàng, tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế giúp nông dân tạo vốn phát triển sản xuất, kinh doanh.

3.2. Nhiệm vụ

- Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, tổ chức phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; Phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới.

- Hướng dẫn xây dựng mô hình phát triển kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác, mô hình “sạch nhà, tốt ruộng”; tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tích cực tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.             

- Tham mưu với Ban Thường vụ tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, với các sở, ban, ngành của tỉnh để phát triển kinh tế nông ở nông thôn.

- Tham mưu, đề xuất với Ban Thường vụ về chương trình phối hợp với UBND tỉnh, các ban, ngành, đoàn thể để xây dựng các chương trình, kế hoạch thực hiện, triển khai các chương trình, đề án, dự án về phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo,…

- Tham mưu giúp BTV thực hiện, quản lý nhãn hiệu tập thể Miến dong Bắc Kạn.

- Tham mưu với Ban Thường vụ công tác điều hành, quản lý vốn, tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân và quản lý phí ủy thác theo đúng quy định của nhà nước; tổ chức sơ, tổng kết hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân, chương trình phối hợp tạo vốn cho nông dân.

- Triển khai thực hiện các kế hoạch của Ban Thường vụ về tăng trưởng nguồn vốn và sử dụng Quỹ Hỗ trợ nông dân; tăng dư nợ tín dụng ủy thác thông qua các chương trình phối hợp, nghị quyết liên tịch với các ngân hàng và các tổ chức tín dụng.

- Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác quản lý, điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân; thực hiện chương trình giúp nông dân vay vốn phát triển sản xuất; xây dựng các mô hình phát triển kinh tế thông qua nguồn vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân.

- Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của các hộ vay. Kiểm tra, giám sát hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân cấp huyện, hoạt động của Hội Nông dân cấp xã về các nội dung liên quan đến Quỹ hỗ trợ nông dân; tổ chức thực hiện ủy thác cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách khác.

- Phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các tổ chức tài chính, tín dụng, các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị tổ chức tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước và Trung ương Hội về các chính sách tín dụng, ngân hàng, xây dựng phát triển Quỹ hỗ trợ nông dân và các hoạt động tạo vốn khác đến cán bộ, hội viên, nông dân; tập huấn, hướng dẫn hội viên, nông dân quản lý, sử dụng vốn vay đạt hiệu quả.

- Phụ trách chương trình phối hợp với các ngành: Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo, chương trình IFAD, CSSP, FFF, UNREED, sở Khoa học và công nghệ, sở Tài nguyên và môi trường, sở NN và PTNT, sở Công thương, Liên minh HTX, Ngân hàng NN& PTNT, Ngân hàng CSXH…

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ban Thường vụ, Thường trực và Thủ trưởng cơ quan.

4. Ban Tuyên huấn

4.1. Chức năng

- Nghiên cứu, nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, hội viên nông dân để phản ánh, tham mưu kịp thời với các cấp Hội có biện pháp giải quyết.

- Tham mưu Ban Thường vụ về công tác tuyên truyền, giáo dục cán bộ, hội viên nông dân. Hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức triển khai công tác tuyên truyền giáo dục trong hệ thống Hội.

- Tham mưu phong trào nông dân tham gia đảm bảo quốc phòng an ninh; Các nội dung, giải pháp về công tác quốc phòng - an ninh, công tác dân tộc, tôn giáo;

- Tham mưu ký kết và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch phối hợp với các sở, ban, ngành thực hiện các mục tiêu phát triển về lĩnh vực xã hội ở nông thôn.

4.2. Nhiệm vụ

- Tham mưu nghiên cứu, quán triệt và tổ chức thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, của Hội cấp trên, chính sách, pháp luật của nhà nước liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn; giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng, giáo dục chính trị, tư tưởng, văn hóa cho hội viên, nông dân. Nắm bắt diễn biến tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, hội viên để tham mưu giải pháp kịp thời.

- Tham mưu các nội dung, giải pháp về công tác quốc phòng - an ninh; tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm cho cán bộ, hội viên nông dân tham gia giữ gìn và bảo đảm an ninh nông thôn. Tham gia xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân trên địa bàn nông thôn.

- Xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên và cộng tác viên. Biên tập đề cương tuyên truyền, tài liệu sinh hoạt cho hội viên. Quản lý và phát triển Website của Hội Nông dân tỉnh; phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông để giới thiệu các hoạt động của Hội, tuyên truyền các tập thể, cá nhân điển hình, các nhân tố mới, cách làm hay, sáng tạo.

- Tham mưu triển khai các chương trình phối hợp trong công tác tuyên truyền giáo dục. Hướng dẫn thực hiện công tác văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao quần chúng trong cán bộ, hội viên; tham mưu giúp BTV tổ chức các Hội thi của Hội.

- Xây dựng các mô hình công tác xã hội, dân số, tổ chức các hoạt động truyền thông, tư vấn và dịch vụ hỗ trợ nông dân thuộc lĩnh vực xã hội, dân số, giáo dục nâng cao nhận thức và bài trừ các hủ tục lạc hậu ở nông thôn…

- Tham mưu giúp Ban Thường vụ chỉ đạo, hướng dẫn và thực hiện các nội dung và giải pháp về công tác dân tộc, tôn giáo.

- Phụ trách chương trình phối hợp với các ngành: Viễn thông Bắc Kạn, Viettel Bắc Kạn, sở Văn hóa thể thao & Du lịch, Ban ATGT tỉnh, sở Thông tin và truyền thông, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Báo Bắc Kạn, Đài PTTH tỉnh, sở Lao động Thương binh & Xã hội, sở Y tế, tuyên truyền về Bảo hiểm Bảo Việt, BHXH, Chương trình Lao.

- Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Ban Thường vụ, Thường trực tỉnh Hội.

5. Trung tâm Hỗ trợ nông dân và giáo dục nghề nghiệp

5.1. Chức năng

- Hỗ trợ cho nông dân phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức nông dân thực hiện ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, dạy nghề, tạo việc làm và tổ chức các dịch vụ hỗ trợ nông dân.

5.2. Nhiệm vụ

- Tổ chức vận động nông dân ứng dụng những tiến bộ KHKT trong sản xuất nông, lâm, thuỷ sản; tiến hành sản xuất thử nghiệm, tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, công nghệ chế biến nông, lâm, thuỷ sản… cho nông dân để sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.

- Tổ chức các lớp dạy nghề ở cơ sở, tạo việc làm tại chỗ cho nông dân. Xây dựng các dự án hỗ trợ nông dân về vật tư, kỹ thuật tạo việc làm về ứng dụng KHKT trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn;

- Xây dựng hệ thống thông tin nông nghiệp, hệ thống các dịch vụ nông nghiệp, phát triển CLB nông dân tận xã, thôn, bản; kịp thời chuyển tải những thông tin về kinh tế nông thôn theo các quy định hiện hành của Nhà nước,

- Hợp tác và tranh thủ giúp đỡ, tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước, các công ty, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp… đối với nông dân, nông nghiệp, nông thôn thông quan việc xây dựng các dự án và các hợp đồng liên doanh liên kết để tổ chức các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất.

III. Chức năng, nhiệm vụ của cấp Trưởng, Phó các đơn vị, cán bộ, công chức và người lao động cơ quan Hội Nông dân tỉnh

1. Cấp Trưởng các Ban, Văn phòng, Trung tâm Hỗ trợ nông dân và giáo dục nghề nghiệp chịu trách nhiệm trước Thường trực, BTV, Thủ trưởng cơ quan và cán bộ, công chức, người lao động trong Ban về tổ chức, quản lý và điều hành công việc của đơn vị mình.

- Trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Hội Nông dân tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

+ Chuẩn bị và đề xuất với Thường trực, BTV Tỉnh Hội về nhiệm vụ, kế hoạch, chương trình công tác hằng tháng, quý, năm của đơn vị. Tổ chức cho cán bộ, công chức, người lao động trong đơn vị thực hiện chức năng và nhiệm vụ thường xuyên của đơn vị, các chương trình công tác của Thường trực, BTV giao.

+ Kết hợp với Ban Chi uỷ, Công đoàn, Chi đoàn, Hội Khuyến học làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, tổ chức thi đua; đề xuất với Thủ trưởng cơ quan chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công chức, người lao động cơ quan, giữ mối quan hệ đoàn kết trong Ban và Cơ quan.

+ Tham mưu, đề xuất kế hoạch tuyển chọn, bồi dưỡng, quy hoạch đội ngũ cán bộ Hội; quan tâm đến sự rèn luyện và trưởng thành của cán bộ công chức, người lao động trong cơ quan.

2. Cấp phó là người giúp việc cho Trưởng Ban, được phân công phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác.

3. Cán bộ, công chức và người lao động cơ quan chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng về toàn bộ công việc được phân công, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thường trực, BTV khi cần thiết. Cán bộ, công chức và người lao động trong cơ quan có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được phân công, tham mưu cho Thủ trưởng đơn vị thực hiện tốt các nội dung do mình được phân công; Chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước; các Nội quy, quy chế của cơ quan.

Thường xuyên tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực công tác. Cán bộ, công chức, người lao động có đề xuất, kiến nghị, thắc mắc nội dung gì thì trực tiếp trình bày với Thủ trưởng cơ quan. Đến cơ quan làm việc trong trang phục lịch sự, gọn gàng, sạch sẽ, nói năng lịch sự và không mất trật tự trong cơ quan.

IV. Số điện thoại các ban, đơn vị Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn

        1. Văn phòng: 0209.3870577; 0209.3872502

        2. Ban Tuyên huấn: 0209.3871821; 0209.3879818

        3. Ban Kinh tế: 0209.3878927; 0209.3871697

        4. Trung tâm Hỗ trợ nông dân và giáo dục nghề nghiệp : 0209.3878928.

        V. Hội Nông dân các huyện, thành phố

        1. Hội Nông dân thành phố Bắc Kạn: Điện thoại: 0209.3870415

        - Chủ tịch: Phạm Thị Sinh, DĐ 091.389.6768

        - Phó Chủ tịch: Triệu Thị Nhoi, DĐ 091.290.2045

        2. Hội Nông dân huyện Bạch Thông: Điện thoại: 0209.3850070

        - Chủ tịch: Lê Hoàng Dưỡng, DĐ 091.520.3026

        - Phó Chủ tịch: Nguyễn Thanh Tùng, DĐ 038.556.4656

        3. Hội Nông dân huyện Ba Bể: Điện thoại: 0209.3876208

        - Chủ tịch: Dương Xuân Trường, DĐ 098.287.6937

        - Phó Chủ tịch: Hoàng Văn Mười, DĐ 098.180.5699

        4. Hội Nông dân huyện Ngân Sơn: Điện thoại: 0209.3874178

        - Chủ tịch: Vũ Thị Tuyết, DĐ 098.666.1002

        - Phó Chủ tịch: Doanh Thiêm Vân, DĐ 038.219.4244

        5. Hội Nông dân huyện Pác Nặm: Điện thoại: 0209.3893163

        - Chủ tịch: Ma Thị Hiền, DĐ 096.490.4839

        - Phó Chủ tịch: Dương Văn Dẻ, DĐ 097.240.2721

        6. Hội Nông dân huyện Na Rì: Điện thoại: 0209.3884243

        - Chủ tịch: Vũ Việt Bắc , DĐ 091.520.1851

        - Phó Chủ tịch: Nông Văn Thắng, DĐ 081.888.4885

        7. Hội Nông dân huyện Chợ Đồn: Điện thoại: 0209.3882132

        - Chủ tịch: Lâm Hoàng Huy, DĐ 098.596.6838

        - Phó Chủ tịch: Nông Thị Thiềm, DĐ 039.761.1256

        8. Hội Nông dân huyện Chợ Mới: Điện thoại: 0209.3864076

        - Phó Chủ tịch: Lành Thị Hải, DĐ 097.767.7442

***********************************************************************************************************************************************************************************************************************************************************

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HỘI NÔNG DÂN TỈNH BẮC KẠN: http://hoinongdantinhbackan.org.vn

Địa chỉ: Tổ 9, phường Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn.

Giấy phép hoạt động: Số 77/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Kạn cấp ngày 13/10/2023.

Trưởng Ban Biên tập: Đ/c Ngô Thị Hoanh - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn.

Điện thoại: 0209.3879.818; 0209.3871.821.

Email: bantuyenhuanhndbk@gmail.com

*Ghi rõ nguồn: Cổng Thông tin điện tử Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn hoặc 

"hoinongdantinhbackan.org.vn" khi phát hành lại thông tin từ Website này.