Hướng dẫn xây dựng Mô hình “Bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu”
Thực
hiện Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 25/9/2023 nghị quyết Đại hội Đại biểu Hội Nông
dân tỉnh Bắc Kạn lần thứ IX, nhiệm kỳ 2023-2028, trong đó có nội dung về đẩy mạnh
xây dựng Mô hình “Bảo vệ
môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu”. Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh
hướng dẫn Quy trình thành lập Mô hình “Bảo vệ môi trường và thích ứng với biến
đổi khí hậu” (Viết tắt là Mô hình),
như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU
CẦU
1. Mục đích
- Nhằm
thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày
25/9/2023 nghị quyết Đại hội Đại biểu Hội Nông dân tỉnh Bắc Kạn lần thứ IX, nhiệm
kỳ 2023-2028 về đẩy mạnh xây dựng Mô hình góp phần đổi mới nội dung, phương thức hoạt động,
xây dựng tổ chức Hội cơ sở trong sạch, vững mạnh.
- Tuyên truyền đến các cấp Hội, hội viên nông dân thích ứng
với biến đổi khí hậu, tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tự nhiên và
xã hội, giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và tận dụng cơ hội do
biến đổi khí hậu mang lại; tạo sự thống nhất về quy trình thành lập, nội dung sinh
hoạt, tổ chức hoạt động của Chi Hội trên phạm vi toàn tỉnh.
- Thông
qua hoạt động mô hình nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của hội viên nông
dân trong việc bảo vệ môi trường... góp phần thực hiện hoàn thành mục tiêu của Chương
trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.
2. Yêu cầu
Việc thành lập Mô hình phải đảm bảo theo đúng nguyên tắc tự nguyện, tự quản, kết hợp với nguyên tắc
tập trung dân chủ, mọi vấn đề được đưa ra bàn bạc dân chủ, công khai, thảo luận
và thống nhất thực hiện.
II. TIÊU CHÍ
MÔ HÌNH
1-
Nhà ở và khu vực quanh nhà thường xuyên được quét dọn sạch sẽ, đồ đạc trong gia
đình được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng.
2-
Các công trình phụ: Giếng, bể nước, bếp, nhà vệ sinh... được bố trí phù hợp, gọn
gàng sạch sẽ, thuận tiện cho sinh hoạt.
3-
Chuồng trại chăn nuôi cách xa nơi ở. Phân gia súc, gia cầm được thu gom, xử lý
đảm bảo vệ sinh môi trường.
4-
Rác thải được thu gom hằng ngày đổ đúng nơi quy định.
5-
Hằng tháng tham gia tổng vệ sinh đường làng sạch sẽ, không có nước đọng, rác thải,
nước thải trên đường.
6-
Vườn nhà không có cỏ dại mọc hoang; tổ chức trồng và chăm sóc, bảo vệ cây xanh
bóng mát trên đường làng và khuôn viên các nhà văn hóa thôn.
7- Không để đất nông nghiệp, đất vườn bỏ hoang (sử dụng
vào sản xuất nhằm phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập).
8- Bao bì thuốc bảo vệ thực vật, xác động vật chết được
thu gom và không vứt bừa bãi trên cánh đồng.
9- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ nguồn nước cho sản xuất bảo
đảm an toàn. Thu gom rác, cỏ dại trên kênh mương để đảm bảo dòng nước tưới.
10-
Sử dụng phân bón đảm bảo cân đối giữa phân vô cơ và phân hữu cơ theo tỷ lệ phù
hợp, không lạm dụng quá nhiều phân vô cơ làm thoái hóa đất và giảm chất lượng
nông sản. Có thể tự sản xuất phân vi sinh từ các phế phẩm nông nghiệp và các
nguyên liệu có sẵn tại địa phương (các loại cây phân xanh).
11-
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng: “Đúng thuốc, đúng lúc, đúng
nồng độ và liều lượng, đúng cách”; khuyến khích sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có
nguồn gốc hữu cơ và sinh học.
12-
Thực hiện sản xuất nông, lâm nghiệp đúng thời vụ, áp dụng các biện pháp kỹ thuật
phù hợp để phòng chống rét cho cây trồng, vật nuôi.
III. NỘI
DUNG
1. Các yếu tố, điều kiện, quy mô để thành lập Mô hình
- Từ
cấp Chi Hội, các mô hình “Bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu” ở
các thôn, tổ dân phố từ 30 thành viên
trở lên, tuỳ theo tình hình thực tế của địa phương (nên vận động tất cả
các hộ ở thôn, tổ tham gia).
- Tổ chức cơ sở Hội có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, hướng
dẫn hội viên sinh hoạt, hoạt động có hiệu quả Mô
hình
phù hợp với điều kiện của địa phương
2. Thẩm quyền
thành lập, nguyên tắc tổ chức hoạt động Mô
hình
- Mô hình do Ban
Thường vụ Hội Nông dân cơ sở ra quyết định thành lập. Mô hình hoạt động theo sự
hướng dẫn và quản lý trực tiếp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội Nông dân cơ
sở.
- Mô hình tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự
quản, kết hợp với nguyên tắc tập trung dân chủ, mọi vấn đề được đưa ra bàn bạc
dân chủ, công khai, thảo luận và thống nhất thực hiện.
- Mô hình chịu sự lãnh đạo của
một
Chi bộ Đảng nơi Mô hình hoạt động và tích cực gương mẫu đi đầu trong tham gia phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng tổ chức
Hội, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Trường hợp Mô hình thành lập trên phạm vi nhiều địa
bàn (nhiều thôn, tổ) dân cư khác nhau trong cùng một xã thì Chi bộ Đảng nơi có
đông số lượng hội viên tham gia sinh hoạt chịu trách nhiệm chỉ đạo.
3. Các bước thành lập Mô
hình
Bước 1: Hội Nông dân xã
báo cáo lãnh đạo xã, trao đổi với lãnh đạo cấp uỷ chi bộ ở thôn, tổ; phối hợp với
trưởng thôn và các đoàn thể ở thôn, tổ; vận động các hộ hội viên nông dân và
các tầng lớp nhân dân ở thôn, tổ tham gia mô hình.
Bước 2: Hội Nông dân xã
ra Quyết định thành lập mô hình và tổ chức ra mắt mô hình.
Bước 3: Thành lập Ban
quản lý mô hình gồm từ 3 - 5 người, cơ cấu như sau:
1.
Chi hội trưởng chi hội Nông dân.
2.
Trưởng thôn.
3.
Chi hội trưởng chi hội Phụ nữ.
4.
Hội viên nông dân tiêu biểu.
Hội
Nông dân xã ban hành Quyết định thành lập Ban Quản lý mô hình, phân công Trưởng
ban và các thành viên để duy trì tổ chức các hoạt động mô hình.
Bước 4: Ban quản lý xây
dựng Quy chế hoạt động của mô hình, được các thành viên của mô hình nhất trí
thông qua.
Bước 5: Tổ chức triển
khai thực hiện các nội dung hoạt động của mô hình theo Quy chế hoạt động.
4. Hồ sơ đề nghị thành lập Mô hình
- Văn
bản đề nghị của Chi Hội đề nghị thành lập Mô hình.
- Danh sách hội viên,
nông dân tham gia Mô hình.
- Danh sách trích ngang đề
cử Ban quản lý Mô hình: Cán bộ Chi Hội, Trưởng thôn, tổ trưởng (tổ trưởng tổ
dân phố), Chi hội trưởng chi hội Phụ nữ
- Dự thảo Quy chế hoạt động
Mô hình.
- Dự kiến kế hoạch hoạt động
của Mô hình.
5. Chuẩn bị
và tổ chức Lễ ra mắt Mô hình
- Chuẩn bị Ma két: Lễ ra mắt Mô hình.
- Nội dung Lễ ra mắt:
+ Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
+ Công bố các Quyết định thành lập
và chỉ định Ban quản lý Mô hình; danh sách
hội viên tham
gia Mô hình; trình bày dự thảo quy chế hoạt động của Mô hình.
+
Thảo luận, thông qua phương hướng kế
hoạch hoạt động của Mô hình.
+ Phát biểu chỉ đạo của cấp ủy và Hội
Nông dân cấp trên.
+ Kết thúc buổi lễ ra mắt.
+
Ra quân lao động tu sửa, vệ sinh đường nông thôn,
kênh mương nội đồng, khai thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, xử lý lò đốt rác
thải sinh hoạt tại các thôn, tổ…
6. Thời gian
sinh hoạt Mô hình (Thường xuyên và định kỳ)
- Các thành viên thường xuyên thực hiện những
tiêu chí của mô hình tại gia đình và khu vực sản xuất của gia đình mình.
-
Thời gian sinh hoạt tập trung mỗi quý một lần, căn cứ vào điều kiện thực tế tại thôn, tổ có thể tổ chức sinh hoạt cho phù hợp.
7. Nội dung nội
dung hoạt động và sinh hoạt Mô hình
- Tuyên truyền,
phổ biến sâu rộng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của Hội, nhiệm vụ chính trị của địa phương liên
quan đến hội viên.
- Tuyên truyền Luật
Bảo vệ Môi trường, Bộ tiêu chí xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí xã nông thôn mới
nâng cao, Bộ tiêu chí thôn nông thôn mới tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2022-2025,
trọng tâm là thực hiện các nội dung của Mô hình, công tác bảo vệ môi trường, ứng
phó với biến đổi khí hậu, bàn các giải pháp thực hiện bảo vệ môi trường ở địa
phương…
-
Tuyên truyền, vận động hội viên nông dân tổ chức những hoạt động bảo vệ môi
trường trong lành, sạch đẹp; cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái;
ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi
trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; thích ứng
với biến đổi khí hậu, tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tự nhiên và
xã hội, giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và tận dụng cơ hội do
biến đổi khí hậu mang lại.
-
Tuyên truyền, vận động hội viên nông dân thường xuyên được quét dọn sạch sẽ, đồ
đạc trong gia đình được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, các công trình phụ được bố
trí phù hợp, gọn gàng sạch sẽ, thuận tiện cho sinh hoạt; chuồng trại chăn nuôi
cách xa nơi ở, rác thải được thu gom hằng ngày đổ đúng nơi quy định; vườn nhà
không có cỏ dại mọc hoang, không để đất nông
nghiệp, đất vườn bỏ hoang; bao bì thuốc bảo vệ thực vật, xác động vật chết được
thu gom và không vứt bừa bãi trên cánh đồng; sử dụng phân bón đảm bảo cân đối
giữa phân vô cơ và phân hữu cơ theo tỷ lệ phù hợp, không lạm dụng quá nhiều
phân vô cơ làm thoái hóa đất và giảm chất lượng nông sản; sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật theo nguyên tắc 4 đúng: “Đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ và liều lượng,
đúng cách”
8. Công tác chuẩn bị sinh
hoạt và hoạt động Mô hình
8.1. Công tác chuẩn bị
- Ban
quản lý (Trưởng ban, ủy viên) chuẩn bị nội dung
sinh hoạt, hoạt
động Mô hình, dự thảo báo cáo tháng, quý và xác định phương hướng, nhiệm
vụ trong tháng, quý tiếp theo.
- Thông báo thời gian, địa điểm, nội dung sinh hoạt và nội dung hoạt
động tới toàn thể hội viên nông dân.
8.2. Các bước sinh hoạt Mô hình
- Bước 1: Người chủ trì (Trưởng ban) tuyên bố lý do, giới
thiệu đại biểu; cử thư ký ghi biên bản; thông báo tình hình hội viên tham dự cuộc
họp (có mặt, vắng mặt); thông báo nội
dung, chương trình sinh hoạt và nội dung hoạt động..
- Bước 2: Thực hiện các nội dung sinh hoạt: Người chủ trì hoặc ủy quyền cho ủy viên triển
khai nội dung sinh hoạt đã được Ban quản lý thống nhất chuẩn bị.
- Bước 3: Thảo luận, tham gia góp ý kiến của hội viên nông dân.
- Bước 4: Người chủ
trì tiếp thu và giải trình những vấn đề hội viên đặt ra.
- Bước 5: Thông qua kết luận và thông báo kết thúc cuộc họp.
- Bước 6: Ra quân lao động tu sửa, vệ sinh đường nông thôn, khai thông cống
rãnh, kênh mương nội đồng, phát quang bụi rậm, xử lý lò đốt rác thải sinh hoạt
tại các thôn, tổ…/.